Bộ đề môn:

Tổng:

Luyện tập bằng Flashcard

Câu 1: Chức năng nào của tâm lý giúp con người nhận biết được thế giới khách quan, phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh họ:

Nhận thức

Câu 2: Chọn phát biểu đúng:

Tâm lý là hiện tượng tinh thần

Câu 3: Hiện tượng tâm lý đã ổn định và bền vững, là:

Thuộc tính tâm lý

Câu 4: Tâm lý học:

Là một khoa học nghiên cứu sự hình thành – vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý

Câu 5: Quan điểm tâm lý học hoạt động là của:

Macxit

Câu 6: Phương pháp quan sát trong tâm lý học được dùng để tìm hiểu:

Tất cả đều đúng

Câu 7: hỏi chặn đầu:

Đưa ra một câu hỏi nhưng thực chất là giăng một cái bẫy để đối phương phải thừa nhận vấn đề mà mình cần tìm hiểu

Câu 8: Phương pháp nghiên cứu tâm lý học giúp thu thập thông tin nhanh nhất và rẻ nhất:

Dùng bản câu hỏi

Câu 9: Trong thực tế, có nhiều người rất giỏi đóng “kịch”, để họ phải bộc lộ rõ những phẩm chất tâm lý mà mình muốn tìm hiểu, cần dùng phương pháp:

Thực nghiệm tự nhiên

Câu 10: Quan niệm “Tâm lý học là do thượng đế sinh ra và nhập vào thể xác con người” là:

Quan niệm duy tâm

Câu 11: Học thuyết của Đaccuyn

Tâm lý là chức năng của não

Câu 12: " Mỗi khi đến giờ kiểm tra, Hùng đều cảm thấy hồi hộp đến khó tả".

Trạng thái tâm lý

Câu 13: Cơ chế chủ yếu của sự hình thành và phát triển tâm lý người là:

Sự lĩnh hội nền văn hóa, xã hội

Câu 14: Hiện tượng nào dưới đây chứng tỏ tâm lý tác động đến sinh lý:

Tất cả đều đúng

Câu 15: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng tâm lí ?

Bồn chồn như có hẹn với ai đó

Câu 16: Hiện tượng nào dưới đây KHÔNG phải là hiện tượng tâm lý ?

Bụng đói cồn cào

Câu 17: Hiện tượng nào dưới đây là một trạng thái tâm lý ?

Bồn chồn như có hẹn với ai

Câu 18: Hiện tượng nào dưới đây là một thuộc tính tâm lý ?

Suy nghĩ khi làm bài

Câu 19: Tình huống nào dưới đây thuộc về quá trình tâm lí?

Khi đọc cuốn “Sống như Anh”, Hoa nhớ lại hình ảnh chiếc cầu Công lí mà em đã có dịp đi qua

Câu 20: Khẳng định nào dưới đây TRÁI với quan điểm duy vật về tâm lý ?

Hoạt động tâm lý không phụ thuộc vào nguyên nhân bên ngoài

Câu 21: thơ “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nói lên tính chất nào sau đây của sự phản ánh tâm lý?

Tính chủ thể.

Câu 22: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ tâm lý ảnh hưởng đến sinh lý?

Lo lắng đến mất ngủ.

Câu 23: Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ sinh lý ảnh hưởng đến tâm lý?

Tuyến nội tiết làm thay đổi tâm trạng.

Câu 24: Mệnh đề nào dưới đây nói lên quan điểm duy vật biện chứng về mối tương quan của tâm lý và những thể hiện của nó trong hoạt động?

Mỗi sự thể hiện xác định bên ngoài đều tương ứng chặt chẽ với một hiện tượng tâm lý

Câu 25: Khi nghiên cứu tâm lý phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội, các quan hệ xã hội mà con người sống và hoạt động trong đó.

Tâm lý người có nguồn gốc xã hội.

Câu 26: Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học được định nghĩa là:

Sự tiếp xúc tâm lý giữa người – người để trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau

Câu 27: Loại giao tiếp nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung theo chức trách và quy tắc thể chế được gọi là:

Giao tiếp chính thức

Câu 28: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là vô thức?

Một em sơ sinh khóc khi mới được sinh ra

Câu 29: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là hiện tượng có ý thức?

Một học sinh quyết định thi vào sư phạm và giải thích rằng đó là do mình yêu trẻ.

Câu 30: Nhân tố nào dưới đây là quan trọng nhất trong sự hình thành tự ý thức của cá nhân?

Tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của mình.

Câu 31: Con người với các đặc điểm sinh lí, tâm lí và xã hội riêng biệt tồn tại trong một cộng đồng, là thành viên của xã hội được gọi là:

Cá nhân.

Câu 32: Khái niệm nhân cách trong tâm lý học được định nghĩa là:

Một tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người

Câu 33: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể hiện tính chủ thể của sự phản ánh tâm lí người?

Các chủ thể khác nhau sẽ có thái độ, hành vi ứng xử khác nhau đối với cùng một sự vật

Câu 34: Cùng nhận sự tác động của một sự vật trong thế giới khách quan, nhưng ở các chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với mức độ và sắc thái khác nhau.

Thế giới khách quan không quyết định nội dung hình ảnh tâm lý của con người.

Câu 35: Tâm lí người có nguồn gốc từ:

Não người.

Câu 36: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào là hành vi có ý thức?

Cường luôn đi học muộn, làm mất điểm thi đua của lớp dù các bạn đã nhắc nhở nhiều.

Câu 37: Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức?

Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi, đi mãi mà không biết mình đi đâu.

Câu 38: Một dạng ngôn ngữ tồn tại dưới dạng những cảm giác vận động, do cơ chế đặc biệt của nó quy định.

Ngôn ngữ bên trong.

Câu 39: Ảo giác là

Quy luật của tri giác

Câu 40: Quá trình nhận thức gồm:

Nhận thức cảm tính, trí nhớ, nhận thức lý tính

Câu 41: Nhận thức lý tính gồm:

Tư duy, tưởng tượng

Câu 42: Mức độ nhận thức đầu tiên của con người là:

Nhận thức cảm tính

Câu 43: Cảm giác:

Là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ bên ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của con người

Câu 44: Khi để viên phấn trước mặt, ta chỉ thấy nó: màu trắng, không mùi, hình trụ, cầm lên thấy nhẹ nhẹ…đó là:

Cảm giác

Câu 45: Giác quan nào chiếm vị trí quan trọng nhất trong hoạt động và trong việc thu thập thông tin từ thế giới bên ngoài:

Thị giác

Câu 46: Cảm giác cơ thể:

Cho ta biết tình trạng của các cơ quan nội tạng

Câu 47: Ngưỡng dưới:

Là cường độ kích thích tối thiểu đủ để gây ra cảm giác

Câu 48: Giá cái áo sơ mi là 100.000 đồng, nếu tăng từ 10.000 đồng trở lên, khách hàng sẽ cảm nhận tăng giá một cách rõ ràng, vậy mức 10.000 đồng là:

Ngưỡng phân biệt

Câu 49: Quy luật này có thể tạo nên sự đơn điệu, nhàm chán, gây nên tâm trạng mệt mỏi của con người:

Quy luật về sự thích ứng của cảm giác

Câu 50: Khi uống 1 ly nước đường còn nóng thấy ít ngọt hơn khi đã để nguội, đó là:

Quy luật về sự tác động qua lại lẫn nhau của cảm giác

Câu 51: Cảm giác và tri giác:

Đều phản ánh trực tiếp hiện thực khách quan

Câu 52: Quá trình tâm lý bao gồm:

Cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm

Câu 53: Bộ đội ta biết cách ngụy trang để che mắt kẻ thù, đó là áp dụng quy luật:

Tính lựa chọn của tri giác

Câu 54: Ảo giác:

Là sự phản ánh sai lệch các sự vật hiện tượng một cách khách quan

Câu 55: Kết quả của trí nhớ là:

Biểu tượng

Câu 56: Khi bỏ một chiếc muỗng vào ly nước ta thấy chiếc muỗng như bị gẫy, đó là:

Ảo giác

Câu 57: Trí nhớ:

Tất cả đều đúng

Câu 58: Nhớ đến một phong cảnh đẹp, một giai điệu hay, đó là:

Trí nhớ hình ảnh

Câu 59: Học thuộc bài là:

Trí nhớ có chủ định

Câu 60: Quên hoàn toàn là:

Không nhận lại, không nhớ lại được

Câu 61: Ghi nhớ có ý nghĩa:

Là cách ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động học tập

Câu 62: Trình tự quên:

Chi tiết quên trước, ý chính quên sau

Câu 63: Nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc quên nhanh:

Khả năng tri giác chưa tốt, tổ chức lao động chưa khoa học

Câu 64: Mức độ cao nhất của trí nhớ là:

Nhớ lại

Câu 65: Sự hồi tưởng là:

Nhớ lại có chủ định

Câu 66: Quá trình giữ gìn:

Diễn ra đồng thời và ngay sau quá trình ghi nhớ

Câu 67: Tư duy:

Phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp

Câu 68: Căn cứ vào dấu vết hiện trường, các chiến sĩ công an truy tìm được thủ phạm, đó là đặc điểm:

Tư duy phản ánh sự vật hiện tượng một cách gián tiếp

Câu 69: Các thao tác của tư duy:

Phân tích, tổng hợp

Câu 70: Giai đoạn đầu tiên của một quá trình tư duy:

Xác định vấn đề và biểu đạt vấn đề

Câu 71: Người khổng lồ, người tí hon là hình thức sáng tạo của tưởng tượng:

Thay đổi kích thước của sự vật

Câu 72: Sự mô phỏng, bắt chước những chi tiết, những bộ phận, sự vật có thực, là hình thức:

Loại suy

Câu 73: Xe điện bánh hơi, tàu thủy cánh ngầm là hình thức sáng tạo nào của tưởng tượng:

Liên hợp

Câu 74: Hình ảnh con rồng, nàng tiên cá là hình thức sáng tạo nào của tưởng tượng:

Chắp ghép

Câu 75: Ước mơ:

Là loại tưởng tượng sáng tạo, hướng đến tương lai

Câu 76: Lý tưởng:

Là tưởng tượng tích cực

Câu 77: Thuộc tính nào của sự vật không được phản ánh trong tri giác không gian

Sự biến đổi vị trí của sự vật trong không gian

Câu 78: Bản đồ tư duy do ai sáng lập ra?

Tony Buzan

Câu 79: Hình thức định hướng đầu tiên của con người trong hiện thực khách quan là:

Tưởng tượng.

Câu 80: Sự khác biệt về chất giữa cảm giác ở con người với cảm giác ở động vật là ở chỗ :

Cảm giác ở con người mang bản chất xã hội lịch sử.

Câu 81: Nôị dung quy luật về ngưỡng cảm giác được phát biểu:

Ngưỡng phía dưới của cảm giác tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm giác.

Câu 82: Biện pháp nào dưới đây là sự vận dụng của quy luật thích ứng của cảm giác trong quá trình dạy học?

Thay đổi ngữ điệu của lời nói cho phù hợp với nội dung cần diễn đạt.

Câu 83: Cách giải thích nào là phù hợp nhất cho trường hợp sau: Những người dạy vĩ cầm, căn cứ vào hình thức của chiếc đàn, có thể biết được “giấy thông hành” của chiếc đàn: nó được làm ở đâu, bao giờ và do ai làm ra?

Sự rèn luyện độ nhạy cảm.

Câu 84: Khi tri giác con người tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh, lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình.

Tính lựa chọn của tri giác.

Câu 85: tục ngữ “Yêu nên tốt, ghét nên xấu” là sự thể hiện của:

Tính lựa chọn của tri giác

Câu 86: thơ của Nguyễn Du “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” là sự thể hiện của:

Tổng giác.

Câu 87: Khi làm đồ dùng trực quan, giáo viên thường sử dụng những màu sắc tượng phản để giúp học sinh dễ tri giác đối tượng.

Tính lựa chọn của tri giác

Câu 88: Trong dạy học và giáo dục phải tính đến kinh nghiệm và sự hiểu biết của học sinh, đến toàn bộ đời sống tâm lý của họ để việc tri giác được tinh tế nhạy bén.

Tính đối tượng.

Câu 89: Galilê đã tìm ra định luật dao động của con lắc trong trường hợp: Khi làm lễ ở nhà thờ, ông nhìn lên chiếc đèn chùm bằng đồng của cha cả B.Chenlin, Gió thổi qua cửa sổ làm chiếc đèn khẽ đu đưa, Galilê bắt đầu đo thời gian dao động của cái đèn theo nhịp tim của mình.

Năng lực quan sát đối tượng

Câu 90: Trong dạy học, khi giới thiệu đồ dùng trực quan, cần kèm theo lời chỉ dẫn.

Tính lựa chọn.

Câu 91: Quá trình tâm lý cho phép con người cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn đối với hoạt động nhận thức của con người là:

Tư duy.

Câu 92: Quá trình tâm lý nảy sinh khi xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề, giúp con người nhận thức và cải tạo hiện thực khách quan, đó là quá trình:

Tư duy

Câu 93: Khi đến bến xe buýt không phải “giờ cao điểm” mà thấy quá động người đợi, ta nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến.

Tính gián tiếp.

Câu 94: Nắm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kĩ sư đã thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray để đảm bảo an toàn khi tàu chạy.

Tính có vấn đề

Câu 95: Phát triển tư duy cho học sinh phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ.

Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.

Câu 96: Muốn thúc đẩy tư duy phải đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề thúc đẩy học suy nghĩ, kích thích tính tích cực nhận thức của học sinh.

Tính có vấn đề.

Câu 97: Khi hướng dẫn học sinh giải bài tập toán, giáo viên thường yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán.

Khái quát hoá.

Câu 98: Đọc nhật ký của Đặng Thuỳ Trâm, ta như thấy cuộc chiến đấu ác liệt của nhân dân ta trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước hiện ra trước mắt.

Tưởng tượng tái tạo.

Câu 99: Xúc cảm là:

Thuộc tính tâm lý

Câu 100: Chọn phát biểu đúng:

Tất cả đều đúng

Câu 101: Điểm giống nhau giữa xúc cảm và tình cảm:

Đều có tính lây lan

Câu 102: Tình cảm:

Gắn liền với các phản xạ có điều kiện

Câu 103: Chọn phát biểu đúng:

Tình cảm được hình thành dần dần do nhiều xúc cảm đồng loại

Câu 104: Xúc động là:

Quá trình tâm lý

Câu 105: Tâm trạng:

Trạng thái tâm lý

Câu 106: Lòng yêu người, tình yêu Tổ quốc là:

Tình cảm đạo đức

Câu 107: tục ngữ “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” chỉ:

Quy luật lây lan tình cảm

Câu 108: "Xa thương gần thường” chỉ:

Quy luật thích ứng tình cảm

Câu 109: “Giận cá chém thớt” chỉ:

Quy luật di chuyển tình cảm

Câu 110: Ý chí:

Tất cả đều đúng

Câu 111: Phẩm chất ý chí quan trọng nhất là:

Tính mục đích

Câu 112: Ngoan cố:

Là sự theo đuổi những cái lạc hậu, không phù hợp với quy luật, không chịu thừa nhận sự đúng đắn, tiến bộ

Câu 113: Tính quyết đoán:

Là khả năng đưa ra các quyết định kịp thời, dứt khoát trên cơ sở cân nhắc, tính toán chắc chắn

Câu 114: Độc đoán là:

Tất cả đều đúng

Câu 115: Sự khác nhau giữa phản ánh nhận thức và phản ánh cảm xúc thể hiện ở

Tất cả đều đúng

Câu 116: ca dao sau thể hiện quy luật nào của đời sống tình cảm: "Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay Qua sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm"

Quy luật tương phản

Câu 117: Hiện tượng "ghen tuông" trong quan hệ vợ chồng hay trong tình yêu nam nữ là biểu hiện của quy luật:

Pha trộn

Câu 118: ca: " Yêu nhau mấy núi cũng leo Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua" là sự thể hiện vai trò của tình cảm với

Hành động

Câu 119: Những thái độ xúc cảm ổn định của con người đối với những sự vật hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của họ được gọi là:

Tình cảm.

Câu 120: “ Nếu không có những xúc cảm của con người thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý” Nhận định trên của Lê Nin nói đến vai trò của tình cảm đối với:

Nhận thức.

Câu 121: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây chi phối mọi biểu hiện của xu hướng, là mặt cốt lõi của tính cách, là điều kiện để hình thành năng lực?

Tình cảm.

Câu 122: Hiện tượng nào dưới đây là sự thể hiện của xúc cảm?

Vui mừng khi được điểm cao

Câu 123: Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là sự thể hiện của tình cảm?

Yêu thích

Câu 124: “Ôi tình đồng chí, trong bước gian truân mới thấy nó vĩ đại làm sao! Tôi khóc vì biết rằng cho tôi ăn, các đồng chí đã khẳng định thái độ của tôi trước quân thù”. Đoạn văn trên là sự thể hiện của:

Xúc động.

Câu 125: “Chập chờn lúc tỉnh lúc mê, tôi thấp thỏm chỉ lo nhà tôi bị bắt. Liệu khi bị hành hạ, nhà tôi liệu có giữ được không? Nằm cứ tính toán quẩn quanh…”. Đoạn trích trên là sự thể hiện của:

Tâm trạng.

Câu 126: “Điều trăn trở lớn nhất trong lòng anh nho Sắc: biết mất nước mà không lo việc cứu nước là phạm điều bất trung. Nhưng khốn nỗi gánh gia đình của anh quá nặng. Mới 37 tuổi mà đã 3 con …” (“Búp sen xanh” – Sơn Tùng) Đoạn trích trên phản ánh đặc điểm nào dưới đây của tình cảm?

Tình cảm âm tính.

Câu 127: “Yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng” ca dao trên nói lên quy luật nào dưới đây của tình cảm?

Quy luật “di chuyển”.

Câu 128: tục ngữ nào dưới đây nói lên quy luật lây lan của tình cảm?

Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 129: tục ngữ “Dao năng mài năng sắc, người năng chào năng quen” nói lên quy luật nào dưới đây của tình cảm?

Quy luật “thích ứng”.

Câu 130: Biện pháp giáo dục “ôn nghèo nhớ khổ” xuất phát từ quy luật:

“Cảm ứng”.

Câu 131: Ở vận động viên leo núi hay thám hiểm thường có tâm lý vừa lo âu vừa tự hào.

Quy luật “Pha trộn”.

Câu 132: Trong giáo dục, giáo viên dùng biện pháp “lấy độc trị độc” để khắc phục tính nhút nhát, e dè, tự ti của học sinh là xuất phát từ:

Quy luật Thích ứng

Câu 133: Đặc điểm nào không đặc trưng cho tình cảm

Có tính nhất thời, đa dạng

Câu 134: Nguyên tắc sống “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” là sự thể hiện

Tình cảm đạo đức

Câu 135: “Năng mưa thì giếng năng đầy, anh năng đi lại mẹ thầy năng thương” thể hiện quy luật nào của tình cảm

Quy luật thích ứng

Câu 136: ca dao sau thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm : “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay, qua sông nhớ núi, có ngày nhớ đêm”

Quy luật tương phản

Câu 137: ca dao “Yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” nói lên vai trò của tình cảm với

Tất cả đều đúng

Câu 138: Sự rung động của con người đối với hiện thực cũng như sự rung động của trạng thái chủ quan nảy sinh trong quá trình tác động tương hỗ với môi trường xung quanh và trong quá trình thoả mãn nhu cầu của mình, đó là…

Xúc cảm

Câu 139: Ví dụ nào cho thấy chú ý đi kèm quá trình nhận thức

Sinh viên chú ý nghe giảng để hiểu bài

Câu 140: Trạng thái chú ý được biểu hiện ra bằng:

Động tác

Câu 141: Chọn phát biểu đúng:

Chú ý là trạng thái ở thời điểm nào cũng có ở con người chỉ trừ lúc ngủ

Câu 142: Chú ý tự nhiên là:

Chú ý không chủ định

Câu 143: Chú ý có chủ định là:

Tất cả đều đúng

Câu 144: Sự phản ánh được quy vào phạm vi hẹp để đối tượng được phản ánh rõ nhất, gọi là:

Sức tập trung chú ý

Câu 145: Sau khi tập trung làm bài kiểm tra xong, học sinh lại chú ý nghe ngay được bài giảng của giáo viên, đó là biểu hiện của:

Sự di chuyển chú ý

Câu 146: Hoạt động của giáo viên trong lớp: vừa theo dõi giáo án, vừa bao quát lớp, vừa chú ý đến ngôn ngữ truyền đạt,… là biểu hiện của:

Sự phân phối chú ý

Câu 147: Hãy chỉ ra điều kiện nào là cần thiết để nảy sinh và duy trì chú ý có chủ định?

Nêu mục đích và nhiệm vụ có ý nghĩa cơ bản của hoạt động

Câu 148: Newton có thói quen tự nấu ăn sáng, có lần mải suy nghĩ, ông đã luộc chiếc đồng hồ trong xoong trong khi tay vẫn cầm quả trứng sống.

Sự phân phối chú ý.

Câu 149: Xu hướng được biểu hiện bằng:

Tất cả đều đúng

Câu 150: Nội dung của tính cách được biểu hiện bằng:

Tất cả đều đúng

Câu 151: Nội dung của tính cách còn gọi là:

Mặt cơ động của tính cách, tư tưởng của con người

Câu 152: Chọn phát biểu đúng

Tính cách được hình thành do sự hợp nhất hay thống nhất của các thuộc tính khác nhau của cá nhân, những thuộc tính này hình thành dưới ảnh hưởng của cuộc sống và của giáo dục

Câu 153: Chọn phát biểu đúng:

Tính cách luôn luôn được phát triển củng cố và thay đổi trong cả đời người

Câu 154: Tính khí nóng nảy tương ứng với:

Kiểu thần kinh mạnh, không cân bằng

Câu 155: Kiểu tính khí nào tương ứng với hệ thần kinh yếu, không cân bằng, không linh hoạt:

Tính khí ưu tư

Câu 156: Những công việc cần sự thận trọng, chín chắn, ổn định, tính chất bảo mật, ít cần sự giao tiếp thì nên giao cho người có tính khí:

Điềm đạm

Câu 157: Biểu hiện: chậm chạp, thiếu năng động, hay do dự, bình tĩnh và chín chẵn trong suy nghĩ, trong hành động là:

Tính khí điềm đạm

Câu 158: Người có tính khí linh hoạt là người:

Vui vẻ, cởi mở, dễ thích nghi với môi trường mới

Câu 159: Nhược điểm chủ yếu của người có tính khí ưu tư là:

Nhút nhát, chậm chạp, yếu đuối, ủy mị, nhẹ dạ, cả tin

Câu 160: Người có tính khí điềm đạm thích hợp với những công việc:

Tổ chức, nhân sự. đòi hỏi sự tỉ mỉ

Câu 161: Đối với người có tính khí nóng nảy cần:

Tất cả đều đúng

Câu 162: Biểu hiện của những sinh viên có tính khí ưu tư:

Tất cả đều đúng

Câu 163: Biểu hiện của người có tính khí nóng nảy:

Vội vàng, sôi nổi, dễ chán nản khi công việc khó khăn

Câu 164: Đối với người có tính khí linh hoạt, khi họ mắc sai sót cần:

Thẳng thắn, nghiêm khắc vạch rõ, không cần thiết phải đắn đo, do dự

Câu 165: Năng lực hội họa, âm nhạc, thể thao,…là:

Năng lực riêng

Câu 166: Yếu tố có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách, đó là:

Hoạt động của cá nhân

Câu 167: Các mức độ của năng lực:

Tất cả đều đúng

Câu 168: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” lời nhận định trên của Hồ Chủ Tịch phản ánh đặc điểm nào dưới đây của nhân cách?

Tính thống nhất.